Tiết kiệm cho con là vấn đề mà hầu hết các bậc cha mẹ quan tâm. Nhìn con cái sống khỏe, tương lai học vấn được đảm bảo bởi quỹ tài chính vững chắc, cha mẹ nào cũng sẽ thấy an lòng. Cho nên giữa rất nhiều những khoản chi cần thiết cho cuộc sống, bố mẹ vẫn mong muốn dành ra một số tiền nhỏ, hoặc dùng chính tiền Kindergeld để vào quỹ tiết kiệm nhằm chuẩn bị một cách tốt nhất tương lai sau này của con. Đây có thể xem là cách hoạch định tương lai và chuẩn bị tài chính hữu hiệu nhất cho con đường học vấn và lập nghiệp cho con trước những chi phí ngày càng đắt đỏ của hệ thống giáo dục, hoặc những biến động xảy ra.
Câu hỏi là vậy, nhưng chắc chắn bố mẹ nào cũng đang băn khoăn, trăn trở, tiết kiệm thế nào, loại hình ra sao. Hãy cùng xem những phân tích dưới đây xem liệu bậc cha mẹ có tìm được cách phù hợp không
1. Tiết kiệm sớm, tiết kiệm nhỏ, và tiết kiệm dài Dù bạn lựa chọn hình thức nào để tiết kiệm thì việc bắt đầu từ sớm luôn mang đến cho bạn một khoản tài chính nhiều hơn so với việc bắt đầu muộn. Có thể ban đầu bạn tiết kiệm ít nhưng chẳng sao cả khi bạn đã có kế hoạch tiết kiệm từ sớm, giá trị sẽ được tăng dần lên theo thời gian. Và với cách tiết kiệm ít trải qua thời gian lâu dài, mỗi tháng số tiền tiết kiệm không gây áp lực lên tài chính chung của gia đình, và cũng không khiến kế hoạch tiết kiệm cho con bị đứt đoạn giữa chừng do mình không kham nổi số tiền hàng tháng để riêng ra cho con. Do vậy, hãy tỉnh tảo đưa ra con số hàng tháng mình sẽ tiết kiệm để đảm bảo tiêu chí “Tiết kiệm sớm, tiết kiệm nhỏ, tiết kiệm dài”
2. “Cây tài chính của con” Hãy hình dung bạn đang gieo trồng 1 cái “cây tài chính của con”, trải qua năm tháng bộ rễ đã lan tỏa dưới đất, những cành lá non đã bắt đầu nảy mầm, và vươn ra những tán lá xanh. Con bạn cũng bắt đầu hứng thú và chăm chỉ tưới tắm cho cây. Đây chính là lúc cả nhà mình nhìn thành quả, và và con bạn khi đó 18, 20 nhìn những tán lá xanh sắp ra trái, quyết định sẽ không chặt cái cây làm gì mà cùng nhau tiếp tục chăm sóc. Con bạn ở tuổi 18,20 có 1 cơ hội quyết định, bạn ở tuổi 50 có một cơ hội trao quyền lại cho con, và gia đình bạn có thêm 1 cơ hội nhìn cây xanh tỏa bóng râm.
Đây chính là công thức độc đáo để thấu hiệu giá trị việc tích lũy lâu dài và tiếp nối. Việc bạn chốt một hạn mức, chỉ tiết kiệm đến năm con 18 tuổi, là việc mình cùng con năm 18 tuổi quyết định chặt cái cây bao năm chăm sóc, mà có thể chưa thực sự cần thiết. Việc để cho con tham gia vào quá trình tiết kiệm, cùng chăm sóc cây, là gieo vào con một ý thức giao tiếp với tiền bạc, từ đó con đủ sức đưa ra quyết định, mình chăm sóc cây tiếp hay thật sự cần thiết phải lấy hết tiền ra, chặt cây.
3. Chọn hình thức và kênh an toàn hiệu quả Tất cả các nhà băng bây giờ đều có mở tài khoản Sparbuch cho bé. Đó cũng là cách truyền thống nhiều năm của người Đức, 80% người Đức vẫn đang dùng cách này, và 100% người Việt tại Đức, nếu có tiết kiệm cho con cũng vẫn dùng cách này. Sparbuch có thể hiểu giống như một con heo đất, mình cho tiền vào đấy hàng tháng, hàng năm, với lãi suất không đáng kể 0,1%, trừ thêm cái loại phí nhà băng quản lí tài khoản của mình, có khi con heo đất ấy, lúc mình thăm khám đến nó, nó còn có vẻ gầy gò hao mòn đi ít nhiều
Có nhiều hình thức khác hay hơn, với lãi suất hứa hẹn hấp dẫn hơn, với những ưu đãi bảo toàn tài sản đi kèm chắc ăn hơn. Hãy tỉnh táo và nghiên cứu để có được sự lựa chọn chính xác nhấnhất.
# Hương Lưu – Tài chính cho người Việt I luungochuong@gmail.com I 01518822127
Comments